Giảm giá!

Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự – Cao Biền

Original price was: ₫500,000.Current price is: ₫250,000.

Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự
Tác giả: Cao Biền (Thời Đường)
NXB Sài Gòn 1984 (Giáp Tý)
265 Trang

Mô tả

Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự

“Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” là tập tài liệu nói về các kiểu đất kết bên Việt Nam mà Cao Biền trình về vua Đường Trung Tông. Những đất nói trong tập này có ngàn kiểu mà Cao Biền mới yểm được một số ít đất Đế vương quí địa còn cả ngàn đất Công hầu, Khanh tướng vẫn còn nguyên vẹn. Các cụ xưa giữ sách này làm gia bảo và theo nó tìm cho ra đất kết dành cho họ hàng mình dùng khi cần đến.

Xuất xứ sách

Xưa kia về đời Vua Đường Trung Tông bên Tàu có Cao Biền được phong là “An nam tiết độ sứ” sang đô hộ nước ta, là người rất giỏi địa lý được vua Tàu uỷ cho sứ mạng trình về vua biết các kiểu đất bên Việt nam và yểm phá các đất kết lớn nào khả dĩ có ảnh hưởng cho Trung Quốc.

Sau khi nhận chức và khảo sát địa lý bên Việt nam, Cao Biền thấy nước ta có nhiều đất phát rất lớn có thể tạo nên những bậc tài giái mà sự nghiệp khả dị ảnh hưởng cho Trung Quốc trong vấn đề Nam tiến biên soạn tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” này trình về vua Đường đồng thời dùng phép yểm phá một số Long mạch có đất kết lớn. Truyền thuyết có nói trước khi yểm một kiểu đất nào Cao Biền thường phô đồng để kều các vị thần cai quản khu vực đó nhập vào đồng Nam, đồng Nữ rồi trừ đi sau đó mới ra yểm đất. Cũng theo truyền thuyết Cao Biền có yểm được một số ít đất lớn song cũng bị thất bại trước nhiều vị thần linh trong đó đáng kể nhất là “Tản viên sơn Thần” và “Tô lịch giang Thần” (núi Tản viên thuộc huyện Bất Bạt tỉnh Sơn tây và sông Tô lịch chảy qua Hà nội ở Ô Cầu Giấy (gần làng Láng). Đền Bạch Mã ở Hàng Lược Hà Nội là đền thờ thần Tô Lịch.

Trải qua Đường Tống đến đời nhà Minh có Trương Phô, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba danh tướng Trung Hoa được Minh đế cho kéo quân sang Việt nam bề ngoài với danh nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong có mang một kế hoạch diệt chủng người Việt và đổi nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Kế hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ xưa đến giờ.Trong số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý có mang theo “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” sang duyệt xét lại và yểm nốt những đất kết lớn nào còn sót lại cho Việt nam không thể còn có những thế hệ thịnh trị sản sinh ra được những nhân tài xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã làm khó khăn cho Trung Quốc như trong thời đại Lý và Trần vừa qua. May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh đến thành công sau 10 năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc ta thu được toàn bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên trong đó có cả tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”.

Bây giờ tập sách này trở nên một tài liệu vô cùng quý giá cho ta trên nhiều phương diện: Sử liệu, chính trị, địa lý.

1. Trên phương diện sử liệu nó là một sử liệu cổ xưa có giá trị. Tài liệu này soạn thảo từ ngàn năm trước.

2. Trên phương diện chính trị: Nó là tài liệu chứng minh một cách cụ thể chính sách người Hán và tham vọng của họ với dân tộc Việt nam.

3. Trên phương diện địa lý: Nó là một áng văn tuyệt tác về phép mô tả các kiểu đất kết mà các cụ xưa kia thường dùng để soi sáng cho việc học “Tầm Long”. Chúng tôi đã thấy và có nghe nói nhiều đến các cụ địa lý, hơn nữa cả bọn thanh niên để cả chôc năm liên tiếp với chiếc ô (dù) và tay nải đi hết làng nọ sang làng kia, tỉnh này sang tỉnh khác nghiên cứu thực hành “Tầm Long mạch” qua sự chỉ dẫn địa danh và thế đất mô tả trong “Cao Biền địa lý tấu thư kiều tự”. Quyền địa đạo diễn ca của cụ TẢ AO mà chúng tôi biên nơi đây chú trọng đến việc tầm Long tróc mạch nên chúng tôi xin cống hiến quý bạn một phần đầu quyển “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”.

Cao Biền đề cập đến 632 huyệt chính và 1517 huyệt bàng của các tỉnh.

Hà Đông: 81 chính; 246 bàng

Sơn Tây: 36 chính; 85 bàng

Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ: 65 chính; 155 bàng

Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An: 183 chính; 483 bàng

Gia Lâm, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Bắc Giang, Lạng Sơn: 134 chính; 223 bàng

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình: 133 chính; 325 bàng

Cộng: 632 chính; 1517 bàng

Sách này có ghi chép tuần tự các huyệt của từng tỉnh, ghi ra nó tọa lạc tại huyện xã, ấp nào nêu các cụ ngày xưa theo đó học “Tầm Long” tróc mạch dễ dàng.

Phần đầu đề cập đến tỉnh Hà Đông trong đó có 81 huyệt chính và 246 huyệt bàng.

– Huyện Thanh Oai: 9 chính; 26 bàng

– Chương Đức (Chương Mỹ và Mỹ Đức): 11 chính; 34 bàng

– Sơn Minh (ứng Hoà): 9 chính; 26 bàng

– Hoài An: 6 chính; 19 bàng

– Thanh Trì: 11 chính; 41 bàng

– Thường Tín: 11 chính; 41 bàng

– Phú Xuyên: 7 chính; 20 bàng

– Từ Liêm: 11 chính; 34 bàng

– Đan Phượng; 5 chính; 13 bàng

Cộng: 81 chính; 246 bàng

Ở những tay Long Hổ Án Sa.v..v.. của những huyệt chính thường có những huyệt kết khác nữa gọi là kết bàng. Nơi nào có ghi thêm C/B2 hay C/B3 hoặc C/B4.. ở cạnh địa danh có nghĩa là đây là huyện chính và kiểu đất này còn có 2 hay 3 hay 4 huyệt kết bàng nữa (sách chỉ nói đến huyện chính).

<li><b>Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự</b></li>

    • Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.