Giảm giá!

Pháp Thuật Hoàng Gia Thái Lan (Bùa Ngải Thái Lan Xiêm La Phù Mật) – Huyền Trí

240,000

Pháp Thuật Hoàng Gia Thái Lan (Bùa Ngải Thái Lan Xiêm La Phù Mật)
Soạn dịch: Huyền Trí
155 Trang

Mô tả

Pháp Thuật Hoàng Gia Thái Lan (Bùa Ngải Thái Lan Xiêm La Phù Mật) – Huyền Trí

 

Cho đến trước khi bộ sách pháp thuật Thái Lan này ra đời thì cũng có nhiều thầy ứng dụng rất thành công các bộ bùa phép Thái Lan tại Việt Nam. Nhưng, tất cả đều chỉ là manh mún nhỏ lẻ và chưa có một hệ thống chuẩn xác.

Năm 2006, tôi có có gặp Thầy Thanh Pali và đề cập vấn đề này. Thầy cho biết là hiện cũng có thầy ở Việt nam có bộ 5 cuốn sách Bùa Hoàng gia Thái Lan nhưng ông ta chỉ cho coi chứ không cho mượn đọc hay sao chép. Trong sách là 2 thứ chữ là chữ Pali Khơ-me cổ và chữ Thái Lan. Các thần chú đều là chữ Pali Khơ-me, còn trình bày lại là chữ Thái Lan. Người biết Pali Khơ-me thì chỉ biết đọc kệ ngôn thần chú, còn người biết chữ Thái thì chỉ biết đọc hướng dẫn. Gay go hơn nữa lại chứa rất nhiều các ngôn ngữ và các danh từ chuyên môn của Phật Giáo nguyên thuỷ. Như vậy, muốn có sách đã khó, muốn đọc hiểu được sách phải là người am hiểu về Phật học, ngôn ngữ Pali Khơ-me và ngôn ngữ Thái Lan

Đến năm 2009, khi thăm sư Luang Pu Yeam chùa Samngarm thuộc tỉnh Nakhon Pathorm, nơi làm ra Kuman thong cầu tài thiêng nhất Thái Lan; được ông Yaem xoa đầu và đọc cho kệ ngôn thần chú. Tôi thấy toàn thân như có điện chạy và bắt đầu chú ý đến bộ sách Thái Lan từng nghe.

Mãi đến năm 2013, khi có dịp trở lại Thái Lan, tôi lại được một sư người việt đi sang tu học bên Thái Lan dẫn đi thăm vài chùa và được một sư chọ cuốn sách này. Mừng thì mừng lắm vì có sách, đem về mang đi khắm các miền Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, nhưng các sư đều lắc đầu.

Năm 2014, tình cờ trong một cuộc nói chuyện với thầy Huyền Chân Tử) thì được biết thầy có quen mấy nhà sư từng tu học hơn 20 năm bên Thái Lan và Ấn Độ. Thế là chúng tôi mang sách đưa cho ông sư này dịch. Ông này chỉ dịch cho một ít vì ông ấy còn bận xây chùa.Giữa năm 2014, Thầy Huyền Chân Tử lại vất vả đi nhờ được sư Bửu Ly để dịch, sau khi coi qua thì Thầy Bửu Ly là giao cho thầy sư Bửu Dương dịch. Dịch xong thì tôi lại mang ngược sang Thái lan để hỏi xem âm từ có khớp không. Rồi đánh máy chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Sau khi làm xong, lại trình thầy Thanh Pali và thầy Huyền Chân Tử rà soát lại một lần nữa mới cho in.
Với tiêu đề là Pháp thuật Hoàng gia Thái Lan là để khẳng định các sách này thuộc White Magic – tức là các pháp thuật thuộc dòng Hoàng gia, do Hoàng gia đồng ý làm.

Tôi làm cuốn sách này với lòng yêu nghề vô bờ, mong rằng với các nội dung trong đây, chúng ta có thể học hỏi, nghiên cứu và sưu tầm những điều hay ý nghĩa của Pháp thuật Thái Lan. Nếu ai không phải làm thầy thì cũng hiểu được tính chân – thiện – mỹ trong đó; và hơn hết có thể dùng nó để vạch mặt những kẻ làm thầy bùa dỏm, không có lương tâm.

Xin tri ân Thầy Thiên Quang Minh ẩn sĩ, Thầy Long Vương Tấn Túc, nhà in Pháp Thành Trung đã đóng góp nhiều công sức để hoàn thành bộ sách này. Đặc biệt xin ghi nhớ công ơn của Thầy lớn Bu Tha Chan, người đã để lại cho chúng ta bài kinh Chí na Panh chôn, đây có thể gọi là trái tim của các đạo bùa Hoàng gia Thái Lan.
Xin vô vàn biết ơn thầy Bửu Ly, thầy Bửu Dương, Thầy Huyền Chân Tử, thầy Thanh Pali và các mạnh thường quân đã dành thời gian, tâm huyết và tịnh tài để cuốn sách được hoàn thành.
Kính xin tạ ơn các vị giới sư Nam truyền đã tụng kinh, tụng kệ ngôn để chư Phật, chư Thiên, chư thần gia trì và bảo hộ sách này.

Cái thiện mỹ, hình ảnh cổ xưa, đồ cổ mà các đức thầy đã chuyên tâm sáng tác, biên soạn để lại trong các kho tàng lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau như trong một số sách Lá Bối (lá Buông) 1hay trong một số sách làm từ vỏ cây duối2 cũng có; lập văn tự Thái cũng có, lập văn tự Khơ-me cũng có, kế tiếp nhau cho đến hàng trăm ngàn năm. Vào thời nay, tính từ ngày mạt pháp từ các thế hệ người sau nối tiếp nhau, dần dần đi đến sự suy đồi.

Với nguyên nhân này, nên đã trao cho thầy Long Vương Tấn Túc là người tập trung lại các quyển sách, Ná 108, Bùa 108, Kệ ngôn 108, Phép an lành theo nghi thức Thái Lan và giờ lành khắc tốt để thành từng quyển và xin cảm ơn đức Pháp chủ Thiên Quang Minh Ẩn sĩ – là chủ tịch Hội Balamon, trưởng ban nghi lễ Hoàng Gia thuộc chính quyền sở tại, với lòng thương và bi mẫn, ngài đã giúp sửa chữa văn bản và dẫn giải thêm nhiều điều hay trong những quyển sách này.
Làm như vậy ngài không hy vọng điều gì đền đáp mà chỉ hy vọng làm sao cho có lợi ích đến quốc dân, cho thế hệ người sau quan tâm đến loại học thuật tầm cỡ này. Do đó, vẫn còn phải chịu ơn ngài suốt một thời gian lâu dài. Vào thời mà tôi còn là một tỳ kheo, đang thi tốt nghiệp bậc 3 Tam Tạng Pāli ấy, phải thông tạo luôn cả kinh sách của Miên mới cho thi lên vì chương trình học bắt buộc. Bây giờ mới thấy ngại rằng kinh sách của Khơ-me sẽ mất đi một cách đáng tiếc vì toàn bộ sách cả đời lẫn đạo trong các ngôi nhà thờ Phật toàn là sách của Quốc gia và vị trí kinh sách của Khơ-me vẫn còn lưu trữ trong nhiều ngôi chùa Phật khác nhau, nên đã cố gắng cho biên soạn sách tập đọc các viết sách Khơ-me được nảy sinh, nhằm giúp nhau bảo tồn cho sách Khơ-me được duy trì bền vững lâu dài. Hy vọng rằng quý vị sẽ đồng lòng hoan nghênh và tôn trọng.
Bùa 108 sách Mở rộng, quý vị đang đọc ở đây, tôi đã sưu tập từ nhiều quyển sách khải huyền có tầm cỡ, là sách cẩm nang của các thầy pháp (thầy Phù thuỷ) từ thời xưa để lại thành từng phần từ kinh làm từ lá Buông và sách làm từ vỏ cây Duối. Như sách của thầy Hoà thượng Tod (chùa Chuông), sách của sư ông Jém (chùa Trống Thiêng, thuộc tỉnh Na-Khỏn Pạ-thỏm) và từ những chỗ khác gom lại thành một số lượng không nhỏ. Những quyển sách này, tính từ ngày suy đồi (mạt pháp) đến nay là do xảy ra quá nhiều biến cố. Nguyên nhân thứ nhất, các thầy thời xưa thường bí truyền ít phổ biến rộng rãi. Nguyên nhân thứ 2, người mà muốn tìm hiểu phải học hỏi cũng không có sách để cùng nhau nghiên cứu. Do đó, là nguyên nhân khiến cho chán nản. Nguyên nhân thứ 3, hầu hết những quyển sách này đều viết bằng chữ Khơ-me, và ngày ngày trôi qua cho đến này tìm người biết đọc chữ Khơ-me thì hiếm gặp.
Do đó tôi mới cố gắng sưu tập tất cả những quyển sách khải huyền này từ nhiều chỗ khác nhau đem đến tập trung lại thành một khối thống nhất, nhằm mục đích gây thuận tiện cho người cần tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nghành học thuật này. Việc gom góp kinh thư Vệ Đà, kinh Phật, bùa 108 mở rộng này, chỉ là 1 phần trong tổng số trong số các sách mà tôi đã kết tập với bấy nhiêu đó thôi.
Trong dịp này, tôi xin cảm ơn đức ông Thiên Quang Minh Ẩn Sĩ rất nhiều, ngài đã thể hiện lòng bi mẫn nhiệt tình, kiểm tra, xét duyệt và cho lời tư vấn hữu ích suốt từ đầu cho đến khi hoàn tất. Với tinh thần bi mẫn như thế tôi không thể nào quên cái ân đức này được. Và ở đây, tôi cũng không quên lòng tri ân sâu sắc đến ông Phuộng-Ní-Dom, ông Lạc-Mật (Jướm Sục), ông Hai (Đuy), ông Phạm Lài (Brâm Mạ-lí) đã giúp chọn lọc, kiểm tra văn bản của quyển sách này, đã giúp chỉnh sửa sách này suốt cho đến khi hoàn tất mỹ mãn.Do đó, kinh thư Vệ Đà, kinh Phật, Bùa 108 mở rộng này mới trở thành quyển sách có nhiều lợi ích, nhằm giúp cho người cần nghiên cứu đến bộ môn phép thuật học này, và cũng để làm tăng thêm cái phần hồn của nghành học thuật này không biến mất khỏi thế gian, và trở thành một trong những bộ môn có giá trị vượt bậc của dân tộc.
Quyển sách này, nếu có phần nào tốt cũng chỉ là có chút ít mà thôi; phần tốt nhỏ nhoi này, tôi xin in ghi minh dâng lên Thầy tổ, ngài đã tập trung từng người một ghi lại quyển sách dù chỉ trong một khoảnh khắc nào đó, nếu như còn bất cứ điều gì viết ra sẽ không tránh khỏi sơ sót, chắc cũng sẽ có. Tôi xin nghiêm mình nhận lỗi từ một bậc cao minh có thể chỉ giáo thêm để quyển sách này được hoàn tất đầy đủ không còn thiếu sót nữa
Pháp Thuật Hoàng Gia Thái Lan
Pháp Thuật Hoàng Gia Thái Lan

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.